Tiêu chuẩn bột khoáng bê tông nhựa

thi cong be tong nhua

4.1. Mặt bê tông nhựa

4.1.1. Khái niệm cơ bản

Bê tông nhựa là hỗn hợp bao gồm đá, cát, bột khoáng và nhựa đường có thể có và không có phụ gia. Vật liệu bê tông nhựa được dùng phổ biến để làm lớp mặt của đường ô tô, sân bãi hoặc tầng phủ của sân bay.

Vật liệu để chế tạo bê tông nhựa bao gồm: đá dăm, cát, nhựa đường, có hoặc không có bột khoáng, có hoặc không có phụ gia.

Chất lượng (tính chất) của vật liệu của bê tông nhựa phụ thuộc rất nhiều vào thành phần hợp thành và cấu trúc của nó. Mỗi thành phần của hỗn hợp đóng một vai trò nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau trong việc tạo nên một khối liên kết, có đủ cường độ và đủ các tính chất cần thiết trong khi sử dụng.

Thành phần đá dăm làm lên cái sườn (khung cốt) chủ yếu, tạo cho bê tông nhựa chịu được tác dụng của ngoại lực và tạo độ nhám cần thiết trên bề mặt của mặt đường.

Cát có vai trò lấp các lỗ rỗng giữa các hạt của sườn đá dăm, làm tăng độ ổn định của sườn và cùng với đá dăm làm thành cốt liệu khoáng vật của bê tông nhựa. Ngoài ra, cát trong hỗn hợp bê tông nhựa còn có tác dụng làm giảm bớt lượng nhựa và bột khoáng cần thiết để lấp lỗ rỗng, là những vật liệu đắt tiền.

Nhựa là chất liên kết chủ yếu dùng để liên kết dính các cốt liệu khoáng vật lại với nhau thành một khối. Tỷ lệ và tính chất của nhựa ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ổn định nhiệt của hỗn hợp bê tông nhựa.

Bột khoáng có tỷ diện rất lớn, vào khoảng 250-300m2/kg, nó có ái lực mạnh với nhựa, biến nhựa vốn ở trạng thái khối, giọt thành trạng thái màng mỏng, bao bọc các hạt khoáng vật. Bột khoáng có một tác dụng như một chất phụ gia làm cho nhựa tăng thêm độ nhớt, thêm khả năng dính kết, tăng tính ổn định nhiệt.

Phụ gia là một lượng nhỏ thông thường được pha chế vào nhựa đường trước hoặc đưa vào trong quá trình trộn hỗn hợp nhằm cải thiện tính chất của hỗn hợp bê tông nhựa.

Tuỳ theo các tính chất đặc trưng của bản thân hỗn hợp bê tông nhựa hoặc công nghệ sản xuất mà chúng được phân chia ra các loại khác nhau:

+ Theo phương pháp thi công được chia ra: bê tông nhựa cần lu lèn và bê tông nhựa không cần lu lèn.

+ Theo hàm lượng đá dăm có trong hỗn hợp (hạt có kích thước 5mm), bê tông nhựa còn được chia ra: bê tông nhựa nhiều đá dăm (50-60% khối lượng hỗn hợp); bê tông nhựa vừa đá dăm (35-50% khối lượng hỗn hợp) và bê tông nhựa ít đá dăm (20-35%khối lượng hỗn hợp).

+ Theo nhiệt độ khi trộn và rải được chia ra:

– Bê tông nhựa nguội – được chế tạo ở nhiệt độ không khí thông thường;

– Bê tông nhựa ấm – được chế tạo ở nhiệt độ 110-130OC;

– Bê tông nhựa nóng – được chế tạo ở nhiệt độ 140-165OC. Dưới đây tập trung vào trình bày loại bê tông nhựa nóng là loại được dùng phổ biến hiện nay.

+ Căn cứ vào cỡ hạt lớn nhất danh định của cấp phối đá (tương ứng cỡ sàng tròn tiêu chuẩn mà cỡ sàng nhỏ hơn sát ngay dưới nó có có lượng sót tích luỹ lớn hơn 5%), bê tông nhựa rải nóng được phân ra 4 loại: bê tông nhựa hạt nhỏ, bê tông nhựa hạt trung, bê tông nhựa hạt lớn và bê tông nhựa cát.

+ Theo độ rỗng còn dư bê tông nhựa được phân ra hai loại:

– Bê tông nhựa chặt (BTNC) có độ rỗng còn dư từ 3% đến 6% thể tích. Trong thành phần hỗn hợp bắt buộc phải có bột khoáng.

– Bê tông nhựa rỗng (BTNR) có độ rỗng còn dư từ lớn hơn 6 % đến 10 % thể tích, và chỉ dùng làm lớp dưới của mặt đường bê tông nhựa hai lớp, hoặc làm lớp móng.

+ Tùy theo chất lượng của vật liệu khoáng để chế tạo hỗn hợp, bê tông nhựa được phân ra hai loại: loại I và loại II. Bê tông nhựa loại II chỉ được dùng cho lớp mặt của đường cấp IV trở xuống; hoặc dùng cho lớp dưới của mặt đường bê tông 2 lớp; hoặc dùng cho phần đường dành cho xe đạp, xe máy, xe thô sơ.

Ngoài ra, người ta còn dùng các loại phụ gia cải thiện và tăng cường các tính năng của bê tông nhựa hoặc đưa các cốt liệu dạng bột nghiền, dạng sợi vào hỗn hợp để tạo ra các loại tông nhựa đặc biệt. Ví dụ như: bê tông nhựa ổn định nhiệt, bê tông nhựa chịu dầu, bê tông nhựa chịu va đập và chịu mài mòn cao, sử dụng trong sân bay hoặc làm lớp tạo nhám mặt đường, những lớp tăng cường mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng cũ.

4.1.2. Ưu nhược điểm chính

– Cường độ cao, ổn định đối với nước, ít bụi, không phát sinh tiếng ồn, ít bị hao mòn, tuổi thọ tới 15 năm, dễ sửa chữa và nâng cấp.

– Nhược điểm chính là dễ bị trơn trượt khi ẩm ướt, kém ổn định đối và phát sinh làn sóng khi nhiệt độ cao.

4.1.3. Phạm vi sử dụng

Lớp móng và mặt của các loại đường ô tô, sân bãi, mặt cầu và tầng phủ sân bay.

4.1.4. Yêu cầu về vật liệu

4.1.4.1. Vật liệu thành phần

  1. Đá dăm

Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho từng loại bê tông nhựa phải thỏa mãn các quy định ở bảng dưới đây.

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm dùng trong bê tông nhựa rải nóng

 

Các chỉ tiêu cơ lý của đá

Lớp mặt

Lớp

móng

phương

pháp

thí nghiệm

Lớp trên

Lớp

dưới

Loại I

Loại II

Cường độ nén (daN/cm2), không nhỏ hơn

a) Đá dăm xay từ đá macma và đá biến chất

b) Đá dăm xay từ đá trầm tích

 

1000

800

 

800

600

 

800

600

 

600

400

TCVN

1771,1772-87

(Chứng chỉ từ nơi s/x đá )

2 – Độ ép nát ( nén dập trong xi lanh ) của đá dăm xay từ cuội sỏi không lớn hơn,%

 

8

 

12

 

12

 

16

 

TCVN

3 – Độ ép nát của đá dăm xay từ xỉ lò cao:

                             +  Loại

                             +  Không lớn hơn,%

 

1

15

 

2

25

 

2

25

 

3

35

 

1771, 1772-87

4 – Độ hao mòn LosAngeles ( LA ), không lớn hơn,%

25

35

35

45

AASHTO-T96

5 – Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ trong tổng số cuội sỏi, % khối lượng, không nhỏ hơn

100

80

80

70

Bằng mắt

6 – Tỷ số nghiển của cuội sỏi

           Rc = Dmin / dmax   không nhỏ hơn          

 

4

 

4

 

4

 

4

Bằng mắt kết hợp với sàng

Ghi chú:   Dmin:  Cỡ nhỏ nhất của cuội sỏi đem xay;

           dmax:  Cỡ lớn nhất của viên đá đã xay ra được.

 

Lượng đá dăm mềm yếu và phong hoá không được vượt quá 10% khối lượng đối với bê tông nhựa rải lớp trên và không quá 15 % khối lượng đối với bê tông nhựa rải lớp dưới.

Lượng đá thoi dẹt của đá dăm không được vượt quá 15 % khối lượng đá dăm trong hỗn hợp. Trong cuội sỏi xay không được quá 20 % khối lượng là loại đá gốc silic.

Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không vượt quá 2% khối lượng, trong đó hàm lượng sét không quá 0,05 % khối lượng đá.

  1. Cát

– Để chế tạo bê tông nhựa phải dùng cát thiên nhiên hoặc cát xay. Đá để xay ra cát phải có cường độ nén không nhỏ hơn của đá dùng để sản xuất ra đá dăm.

– Cát thiên nhiên phải có môđun độ lớn ( MK ) ³ 2. Trường hợp MK < 2 thì phải trộn thêm cát hạt lớn hoặc cát xay từ đá ra.

– Hệ số đương lượng cát (ES) của phần cỡ hạt  0-4,75 mm trong cát thiên nhiên phải lớn hơn 80; trong cát xay phải lớn hơn 50. Xác định theo ASTM – D2419-79. Cát  không được lẫn bụi, bùn, sét quá 3% khối lượng trong cát thiên nhiên và không quá 7% trong cát xay, trong đó, lượng sét không quá 0,5%. Cát không được lẫn tạp chất hữu cơ.

c.Bột khoáng: Bột khoáng được nghiền từ đá các bô nát (đá vôi canxit, đô lô mít, đá dầu…) có cường độ nén không nhỏ hơn 200 daN/cm2 và từ xỉ badơ của lò luyện kim hooặc xi măng có tiêu chuẩn như bảng sau:

 

Bảng 4.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của bột khoáng nghiền từ đá cacbonat

Các chỉ tiêu

Trị số

Phương pháp thí nghiệm

1 – Thành phần cỡ hạt, % khối lượng:

               – Nhỏ hơn 1,25 mm

               – Nhỏ hơn 0,315 mm

               – Nhỏ hơn 0,071 mm

 

100

³ 90

³ 70 (1)

 

22 TCN  63 – 90

2 – Độ rỗng, % thể tích

£ 35

22 TCN 58 – 84

3 – Độ nở của mẫu chế tạo bằng hỗn hợp bột khoáng và nhựa, %

£ 2,5

22 TCN  63 – 90

4 – Độ ẩm, % khối lượng

£ 1,0

22 TCN  63 – 90

5 – Khả năng hút nhựa của bột khoáng,  KHN ( Lượng bột khoáng có thể hút hết  15 g bitum  mác   60 / 70 )

³ 40 g

NFP 98 — 256

6 – Khả năng làm cứng nhựa của bột khoáng ( Hiệu số nhiệt độ mềm của vữa nhựa với tỷ lệ 4 nhựa mác  60/70 và 6 bột khoáng theo trọng lượng, với nhiệt độ mềm của nhựa cùng mác   60/70)

100 £ D TNDM £ 200C (2)

22 TCN  63 – 84

(thí nghiệm vòng và bi)

Ghi chú:  (1) Nếu bột khoáng xay từ đá có Rnén ³ 400 daN / cm2 thì cho phép giảm đi 5%; (2) Thí nghiệm chưa bắt buộc.

d.Nhựa đường

– Nhựa đặc để chế tạo bê tông nhựa rải nóng tuân theo tiêu chuẩn 22TCN – 227 – 95. Dùng loại nhựa nào là do Tư vấn thiết kế quyết định.

– Nhựa phải sạch, không lẫn nước và tạp chất.

4.1.4.2 Bê tông nhựa

– Thành phần cấp phối các cỡ hạt của các loại bê tông nhựa phải nằm trong giới hạn quy định theo bảng sau. Tuy nhiên đường cong của cấp phối thiết kế phải đều đặn. Tỷ lệ thành phần hai loại hạt kế cận nhau không được biến đổi từ giới hạn trên (dưới) đến giới hạn dưới (trên).

– Hàm lượng nhựa tính theo % khối lượng của cốt liệu khô.

– Các chỉ tiêu cơ lý của các loại bê tông nhựa rải nóng phải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong bảng 4.3 và  4.4:

Bảng 4.3. Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa chặt (BTNC)

TT Các chỉ tiêu Yêu cầu đối với BTN loại Phương phápthí nghiệm
I II
  1. a) Thí nghiệm theo mẫu nén hình trụ
1 Độ rỗng cốt liệu khoáng chất, % thể tích 15 – 19 15 – 21
2 Độ rỗng còn dư, % thể tích 3 – 6 3 – 6
3 Độ ngâm nước , % thể tích 1,5 – 3,5 1,5 – 4,5
4 Độ nở, % thể tích, không lớn hơn 0,5 1,0 Quy trình
5 Cường độ chịu nén, daN / cm2 , ở nhiệt độ+)  20 0 C  không nhỏ hơn+) 50 0 C  không nhỏ hơn 3514 2512 Thí nghiệmbê tông nhựa22TCN 62-84
6 Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn 0,90 0,85
7 Hệ số ổn định nước, khi cho ngậm nước trong15 ngày đêm, không nhỏ hơn 0,85 0,75
8 Độ nở, % thể tích, khi cho ngậm nước trong 15 ngày đêm, không lớn hơn 1,5 1,8
  1. b) Thí nghiệm theo phương pháp Marshall ( mẫu đầm 75 cú mỗi mặt)
1 Độ ổn định (Stability) ở 600C, kN, không nhỏ hơn 8,00 7,50
2 Chỉ số dẻo quy ước ( flow ) ứng với S = 8kN, mm, nhỏ hơn hay bằng 4,0 4,0
3 Thương số Marshall ( Marshall Quotient )Độ ổn định ( Stability )          kNChỉ số dẻo quy ước ( flow )      mm min  2,0max 5,0 min 1,8max 5,0 AASHTO-T 245hoặc
4 Độ ổn định còn lại sau khi ngâm mẫu ở 60oC, 24 h so với độ ổn định ban đầu, %, lớn hơn 75 75 ASTM – D1559-95
5 Độ rỗng bê tông nhựa ( Air voids ) 3 – 6 3 – 6
6 Độ rỗng cốt liệu ( Voids in mineral aggregate ) 14 – 18 14 – 20
  1. c) Chỉ tiêu khác
1 Độ dính bám vật liệu nhựa đối với đá Khá Đạtyêucầu QT thí nghiệm vật liệu nhựa đường22TCN 63-84

Ghi chú:  Có thể sử dụng một trong hai phương pháp thí nghiệm a hoặc b.

 

Bảng 4.4. Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa rỗng (BTNR)

TT Các chỉ tiêu Trị số quy định Phương pháp thí nghiệm
1 Độ rỗng của cốt liệu khoáng chất; % thể tích, không lớn hơn 24
2 Độ rỗng còn dư, % thể tích > 6 – 10 Quy trình
3 Độ ngâm nước, % thể tích 3 – 9 thí nghiệm
4 Độ nở, % thể tích, không lớn hơn 1,5 bê tông nhựa
5 Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn 0,70 22TCN 62-84
6 Hệ số ổn định nước, khi  cho ngâm nước trong 15 ngày đêm, không nhỏ hơn 0,60

 

4.1.5. Công nghệ sản xuất vật liệu bê tông nhựa

– Hỗn hợp bê tông nhựa được chế tạo tại trạm trộn theo chu kỳ hoặc trạm trộn liên tục có thiết bị điều khiển và bảo đảm độ chính xác yêu cầu.

– Hỗn hợp bê tông nhựa chế tạo ra phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật mà thiết kế đã yêu cầu.

Nhựa đặc được nấu sơ bộ đủ lỏng đến nhiệt độ 80 – 100 0 C để bơm đễn thiết bị nấu nhựa. Nhiệt độ của nhựa khi chuyển lên thùng đong của máy trộn ( nhiệt độ làm việc ), tùy theo cấp độ kim lún 60 / 70  hay 40 / 60, phải nằm trong phạm vi 140 – 150 0 C. Không được giữ nhựa ở nhiệt độ làm việc này lâu quá 8 h. Muốn giữ nhựa nóng lâu quá 8 h  thì phải hạ nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ làm việc  30 – 40 0 C. Thùng nấu nhựa chỉ được chứa đầy từ 75 – 80 % thể tích thùng trong khi nấu. Phải cân lường sơ bộ đá dăm và cát trước khi đưa vào trống xấy với dung sai cho phép là ±5%. Nhiệt độ rang nóng vật liệu đá, cát trong trống sấy trước khi chuyển đến thùng trộn được quy định sao cho nhiệt độ yêu cầu của hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thùng trộn đạt được 1500C – 1600C và độ ẩm của đá cát sau khi ra khỏi trống sấy phải < 0,5%.

Bột khoáng ở dạng nguội sau khi cân lường, được trực tiếp cho vào thùng trộn. Thời gian trộn vật liệu khoáng với nhựa trong thùng trộn phải tuân theo đúng quy trình kỹ thuật của  từng loại máy trộn đối với mỗi loại hỗn hợp.

Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thùng trộn phải nằm trong khoảng 1500C – 1600C khi dùng nhựa 60/70 và 40/60. ở mỗi trạm chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa phải có trang bị đầy đủ các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo quy định để kiểm tra chất lượng vật liệu, quy trình công nghệ chế tạo hỗn hợp, các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa theo đúng các điều khoản đã quy định cho một phòng thí nghiệm tại trạm trộn bê tông nhựa.

4.1.6 Công nghệ thi công mặt đường bê tông nhựa

Chỉ được thi công mặt đường bê tông nhựa trong những ngày không mưa, móng đường khô ráo, nhiệt độ không khí không dưới +50C. Trong những ngày đầu thi công hoặc khi sử dụng một loại bê tông nhựa mới phải tiến hành thi công thử một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ của quá trình rải, lu lèn áp dụng cho đại trà.

  1. Chuẩn bị lớp móng

Trước khi rải lớp bê tông nhựa phải làm sạch, khô và bằng phẳng mặt lớp móng (hoặc mặt đường cũ), xử lý độ dốc ngang theo đúng với yêu cầu thiết kế. Trước khi rải lớp bê tông nhựa, trên lớp móng hoặc trên lớp mặt đường cũ đã được sửa chữa, làm vệ sinh, phải tưới một lượng nhựa dính bám.

Nhựa dính bám có thể dùng nhựa lỏng tốc độ đông đặc nhanh hoặc đông đặc vừa (RC – 70; MC – 70) hoặc dùng nhũ tương cationic phân tích chậm (CSS – 1), hoặc nhũ tương anionic phân tích chậm (SS – 1) hoặc dùng nhựa đặc 60/70 pha với dầu hỏa.

  1. Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa

– Cự ly vận chuyển phải chọn sao cho nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải không thấp hơn 120oC.

– Trước khi đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào phễu máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bằng nhiệt kế, nếu nhiệt độ hỗn hợp dưới 1200C thì phải loại đi.

  1. Rải hỗn hợp bê tông nhựa

– Chỉ được rải bê tông nhựa nóng bằng máy chuyên dùng, ở những chỗ hẹp, không rải được bằng máy chuyên dùng thì cho phép rải thủ công

– Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm các việc phụ trợ.

  1. Lu lèn lớp hỗn hợp bê tông nhựa

– Sơ đồ lu lèn, tốc độ lu lèn, sự phối hợp các loại lu, số lần lu lèn qua một điểm của từng loại lu để đạt được độ chặt yêu cầu.

– Loại lu dùng cho lớp mặt đường bê tông nhựa rải nóng: Lu bánh hơi phối hợp với lu bánh cứng; Lu rung và lu bánh cứng phối hợp; Lu rung và lu bánh hơi kết hợp.

Nhiệt độ hiệu quả nhất khi lu lèn hỗn hợp bê tông nhựa nóng là 1300 – 1400C. Khi nhiệt độ của lớp bê tông nhựa hạ xuống dưới 700C thì lu lèn không có hiệu quả nữa.

4.1.7. Kiểm tra và nghiệm thu

Việc giám sát kiểm tra tiến hành thường xuyên ở trạm trộn, trước khi rải, trong khi rải và sau khi rải lớp bê tông nhựa.

– Kiểm tra chất lượng vật liệu đá dăm, cát, bột khoáng và nhựa theo quy định.

– Kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thiết bị trộn.

– Kiểm tra trước khi rải bê tông nhựa ở hiện trường

– Kiểm tra trong khi rải và lu lèn lớp bê tông nhựa

– Nghiệm thu lớp mặt đường bê tông nhựa

+ Về các kích thước hình học

+ Về độ bằng phẳng

+ Về độ nhám

+ Về độ chặt lu lèn

+ Hệ số độ chặt lu lèn (K) của lớp mặt đường bê tông nhựa rải nóng sau khi thi công không được nhỏ hơn 0,98.

+ Về độ dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa hay giữa lớp bê tông nhựa với lớp móng.

 

Bảng 4.5. Sai số cho phép đối với các đặc trưng của mặt lớp móng

Các đặc trưng của mặt lớp móng Sai số cho phép dụng cụ và phương pháp kiểm tra
Cao độ mặt lớp móng + 5 mm, -10mm Bằng máy thuỷ bình, mia
Độ bằng phẳng dưới thước dài 3 m £ 5 mm 22 TCN 016 – 79
Độ dốc ngang sai không quá ±  0,2% Bằng máy thuỷ bình, mia hoặc thước đo độ dốc ngang
Độ dốc dọc trên đoạn dài 25m sai không quá ± 0,1% Bằng máy thuỷ bình, mia

 

Bảng 4.6. Sai số cho phép của các đặc trưng hình học của lớp mặt đường bê tông nhựa

 

Các kích thước hình học Sai sốcho phép Ghi chú Dụng cụvà p/p kiểm tra
1- Bề rộng mặt đường bê tông nhựa – 5cm Tổng số chỗ hẹp không vượtquá 5% chiều dài đường
2- Bề dày lớp bê tông nhựa- Đối với lớp dưới- Đối với lớp trên- Đối với lớp trên khi dùng máy rải có điều chỉnh tự động cao độ ± 10%± 8%± 5% Áp dụng cho 95% tổng số điểm đo; 5% còn lại không vượt quá 10mm
3- Độ dốc ngang mặt đường bê tông nhựa- Đối với lớp dưới- Đối với lớp trên ± 0,005± 0,0025 Áp dụng cho 95% tổng số điểm đo
4-  Sai số cao đạc không vượt quá- Đối với lớp dưới- Đối với lớp trên -10mm,+5mm± 5mm Áp dụng cho 95% tổng số điểm đo

 

Bảng 4.7. Tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng mặt đường bê tông nhựa

(Dụng cụ và phương pháp kiểm tra: thước dài 3m; 22 TCN 016 – 79)

Loại máy rải Vị trí lớp bTN Phần trăm các khe hở giữa thước dài 3 m với mặt đường (%) Khe hở lớn nhất (mm)
< 2mm <3mm ³3mm ³5mm
Có điều khiển tự động cao độ rải Lớp trênLớp dưới ³ 90%³ 85% £ 5%£ 5% 6-
Thông thường Lớp trênLớp dưới ³ 85³ 80 £ 5£ 5 1010

 

Bảng 4.8. Tiêu chuẩn nghiệm thu độ chênh giữa hai điểm dọc theo tim đường

 

Loại máy rải Khoảng cách giữa hai điểm đo (m) Hiệu số đại số độ chênh của hai điểm đo so với đường chuẩn (mm), không lớn hơn
Máy rải có điều khiển tự động cao độ rải 51020 5816
Máy rải thông thường 51020 71224

 

Ghi chú: 90% tổng các điểm đo thỏa mãn yêu cầu trên.

Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa nguyên dạng lấy ở mặt đường và của các mẫu bê tông nhựa được chế bị lại từ mẫu khoan hay đào ở mặt đường phải thỏa mãn các trị số yêu cầu ghi trong bảng sau.

Các thí nghiệm cần tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa trong các giai đoạn khác nhau được trình bày trong bảng sau:

 

Bảng 4.9. Liệt kê các thí nghiệm cần tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa trong các giai đoạn khác nhau để kiểm tra giám sát và nghiệm thu

 

TT Các chỉ tiêu cần thí nghiệm Khithiết kế hỗn hợp Kiểmtra trong trạm trộn Kiểm tra vànghiệm thu ở mặt đường
1 Dung trọng trung bình của bê tông nhựa + + +
2 Dung trọng trung bình của cốt liệu khoáng vật + 0 +
3 Dung trọng thực của hỗn hợp BTN và BTN + 0
4 Độ rỗng của cốt liệu khoáng vật trong bê tông nhựa + 0 0
5 Độ rỗng còn dư của bê tông nhựa + 0 0
6 Độ ngậm nước của bê tông nhựa + + +
7 Độ nở thể tích của bê tông nhựa + + +
8 Cường độ kháng nén ở 20oC,50oC của bê tông nhựa + + +
9 Hệ số ổn định nước của bê tông nhựa + + +
10 Hệ số ổn định nước sau khi ngâm mẫu trong nước 15 ngày đêm + 0 0
11 Thành phần cấp phối các cỡ hạt của bê tông nhựa + + +
12 Hàm lượng nhựa trong hỗn hợp bê tông nhựa 0 + +
13 Độ dính bám của nhựa với đá + 0
14 Hệ số độ chặt lu lèn của lớp bê tông nhựa 0 0 +
15 Các chỉ tiêu Marshall (+) (+) (+,0)

 

Ghi chú:          +          Bắt buộc xác định;–           Nên tiến hành;0          Không cần tiến hành;(+)       Bắt buộc đối với các phòng thí nghiệm có thiết bị  Marshall;                       (+,0)     Chỉ làm các chỉ tiêu4, 5 và 6 ở mục b bảng II-2a.

(Đọc và tham khảo quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa 22TCN249-98).

Bột khoáng hay còn gọi là bột đá CaCO3 là thành phần quan trọng trong sản xuất bê tông nhựa. Bột khoáng – bột đá của chúng tôi được sử dụng trong nhiều công trình trọng điểm của quốc gia như Quốc Lộ 1A, Quốc lộ 50… cũng như các công trình ở nước bạn Cambodia, Laos…

Bình luận

*